Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Cây cọc rào Jatropha – Lời giải cho “bài toán nhiên liệu sinh học”?

Go down

Cây cọc rào Jatropha – Lời giải cho “bài toán nhiên liệu sinh học”? Empty Cây cọc rào Jatropha – Lời giải cho “bài toán nhiên liệu sinh học”?

Bài gửi by Admin Sun May 08, 2011 9:19 am

nhiên liệu sinh học

Với diện tích không lớn, dân lại đông, Việt Nam lấy đâu ra đất để trồng cây để làm nhiên liệu sinh học? Liệu cây nhiên liệu có chiếm chỗ của cây lương thực khiến cho nỗi lo bị đói càng thêm nặng nề?
Cây cọc rào Jatropha – Lời giải cho “bài toán nhiên liệu sinh học”? Cay%20coc%20rao
Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol đầu tiên của Việt Nam tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 2/4/2011. Công suất của nhà máy là 100.000 tấn cồn ethanol/năm, tương đương 125 triệu lít xăng/năm. Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một người tích cực bảo vệ môi trường, từng tỏ ra bức xúc trước viễn cảnh tại Việt Nam sẽ mọc lên hàng loạt nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học:

“Các nước công nghiệp tập trung phát triển công nghiêp thì ta cũng cần tập trung vào cây lương thực vì đó là lợi thế của ta, ta có thể bán lương thực cho họ. Cái thứ hai là thức ăn chăn nuôi, chúng ta phải nhập rất nhiều. Mà thức ăn chăn nuôi là gì, là sắn, là đậu tương, là ngô. Bây giờ tất cả những cái đó chúng ta thử tập trung cho chăn nuôi xem nào. Việc gì chúng ta phải đi xây dựng những nhà máy rất lớn, mất rất nhiều thời gian, rồi chúng ta cố tạo ra một số ethanol, có thể là chưa bán được nhiều, có thể chưa sản xuất được, trong khi đó chúng ta lại đói. Chúng ta xuất phát từ đất nông nghiệp, người lao động phải suy nghĩ trên luống cày của mình”.
Dường như giờ đây mối băn khoăn nói trên đã có câu trả lời, hoặc ít nhất cũng gần như thế. Theo lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, chúng ta có một hướng mở, đó là nhân rộng cây Jatropha ở những vùng không thể trồng lúa và trồng ngô, sắn không mang lại năng suất cao.

Jatropha là theo thuật ngữ khoa học, còn ở các vùng quê đất cằn sỏi đá thì bà con gọi nôm na là cây cọc rào . Bởi loại cây này chỉ được trồng làm hàng rào. Ở nhiều địa phương của Việt Nam nó được gọi theo các tên khác nhau như ngô đồng, dầu lai, đậu cọc rào. Nhưng ở bất kỳ đâu nó cũng bị coi là “vô tích sự” vì chẳng dùng vào được việc gì. Ngay cả trâu bò cũng không thèm đụng tới.

Nhưng ở Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì cây cọc rào không còn là “cọc rào” nữa. Nó được chăm chút như “nàng công chúa” và được đánh số cẩn thận. Bởi nó là một trong những đối tượng nghiên cứu của dự án hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về cây nhiên liệu sinh học. Cây cọc rào có thể là câu trả lời cho những băn khoăn của các nhà khoa học Việt Nam về vấn đề an ninh lương thực trong điều kiện hạn hẹp về đất canh tác.


Cọc rào thích hợp với độ cao từ 0 đến 500m, nhiệt độ trung bình: 20 - 28 độ C, lượng mưa trung bình 300 đến 1.000mm. Loại cây này ưa đất thoát nước và thoáng khí nên dễ thích nghi với vùng đất khó canh tác do nghèo dinh dưỡng. Cọc rào sinh trưởng ở hầu khắp các nơi, thậm chí trên cả đất sỏi, đất cát và đất mặn. Chúng có thể sinh trưởng tốt trên đất đá nghèo ngay cả trên vách núi đá. Hạt được sử dụng làm nguyên liệu cung cấp cho công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học. Kết quả thử nghiệm cho thấy cứ 1ha cây cọc rào sẽ cho 1.000-3.000 lít dầu diesel sinh học. Dầu diesel ép ra từ quả của cây có thể dùng trực tiếp cho các động cơ diesel mà máy vẫn hoạt động tốt.

Ngoài cây cọc rào, trong khu vườn thực nghiệm của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam còn có sắn, mía, cao lương ngọt và khoai lang. Các nhà khoa học đang theo dõi mức độ sinh trưởng, sự thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu, năng suất của các giống cây nội địa và nhập ngoại để tìm ra các giống cây tối ưu để sản xuất xăng sinh học. Đặc tính của các giống cây mà các nhà khoa học nông nghiệp nước ta quan tâm nhất là ngoài năng suất cao phải có sức chịu đựng tốt ở những vùng đất khô cằn, bạc màu.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, nước ta hiện có 9 triệu ha đất canh tác, trong đó khoảng 4 triệu ha trồng lúa. Bằng mọi giá chúng ta phải giữ không dưới 3,8 triệu ha đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực cho gần 100 triệu dân vào năm 2020. Cây nhiên liệu sinh học sẽ được nhắm tới những nơi mà các loại cây lương thực khó sinh trưởng hoặc cho năng suất quá thấp. Vấn đề nằm ở chỗ, không phải Việt Nam có nên trồng các loại cây nhiên liệu sinh học hay không mà là trồng loại cây gì và ở vùng đất nào. Đó là bài toán quy hoạch.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuất, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, cho biết: “Việt Nam với tốc độ phát triển dân số hiện nay, với đà tăng trưởng ô tô, xe máy, về các chi phí khác cho nhiệt điện, v.v… thì xăng sinh học là nhiên liệu sinh học là rất cần thiết. Câu hỏi đặt ra – cây nhiên liệu có cạnh tranh với các loại cây khác với những mục tiêu khác không? Vấn đề là chúng ta phải có kỹ thuật đi kèm với giống và kiểm tra những vùng đất chưa được sử dụng, những nơi mà chúng ta tận dụng quỹ đất mà hiện nay chúng ta chưa khai thác như vùng miền Trung. Vùng ấy thì khô hạn, điều kiện thời tiết không thuận lợi thì nên chăng phải tập trung vào những vùng ấy để không cạnh tranh với những cây trồng lương thực.


Hiện nay trên thực tế là có nhiều loại cây đưa vào trồng là cạnh tranh với nhứng loại cây hiện có. Thí dụ đưa cây cao su vào là cây cà phê bị chặt, cây mía bị giảm, rồi một số cây lâm nghiệp khác. Bài toán ở đây là phải có sự tính toán làm sao để giúp cho quy hoạch vùng nguyên liệu và dựa trên sơ số, công suất nhà máy mình dự kiến để quy hoạch vùng nguyên liệu. Còn những vùng đất đã được sử dụng, thuần thục lâu năm thì phải giữ lại để đảm bảo an ninh lương thực”.

LT_Theo tamnhin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết