Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Admin Tue May 17, 2011 11:54 am

Tớ copy nguyên văn bài này của mẹ chuotgadaunam - cùng hội dự sinh T9 ở WTT.
Mẹ này đang định cư ở nước ngoài và nội dung này là được bệnh viện bên đó hướng dẫn các mẹ sắp sinh bé:

Phần 1:

3 cửa ra khi sanh
+ Xương chậu (Pelvis)
+ Cổ tử cung (Cervix)
+ Âm hộ ( Vulva)

Trong 3 cửa này thì cửa 1 và cửa 2 là quan trọng hơn cửa thứ 3 vì xương chậu bằng xương (không có độ đàn hồi hay giản, nếu em bé mà đã lọt vào xương chậu (bs sẽ check từ tuần 32- tuần 40) thì Có thể đi ăn hủ tiếu, phở để ăn mừng.Nếu lọt vào cửa thứ 2 (cổ tử cung) thì khui rượu uống mừng luôn.
Hai cửa này tùy theo cơ thể tiết chất Oestrogen & oxytoxin nhiều hơi ít mà em bé có thể xuống nhanh hay chậm >>>> trời cho, hihi
Còn cửa thứ 3 là phụ thuộc vào người mẹ (lúc này không ai giúp được) có biết cách thở, push hay không........

Các triệu chứng chính khi chuyển bụng sanh:
+ Đau bụng (contractions)
- Đau đều đặn từng cơn
- Thời gian giữa 2 cơn đau giảm
- Cường độ mỗi cơn đau càng tăng
- Thời gian của mỗi cơn đau tăng

+ Bể nước ối (Repture of Membranes) (chú ý: hỏng phải bể một cái là xà xà hết 3l) mà nó chỉ rỉ ra khoảng 10m1-15ml thôi, nước ối có mùi tanh, màu hơi hơi ngả vàng và rít. Khi đến 36 tuần, khi ngủ nên có tấm cao su lót dưới mông vì nước ối có thể vỡ bất cứ lúc nào, nếu vỡ ra nệm thì bỏ cái nệm đó luôn. Khi thấy có nguy cơ vỡ ối, tức là thấy có chút ít nước, thì mang băng vệ sinh vào với mục đích là: vệ sinh, khỏi thay quần hoài, có thể quan sát màu, mùi mà phân biệt đó là nước tiểu hay nước ối, nếu không lúc vào hospital, nurse sẽ coi dùm.

+ Ra nước hồng, máu (Show): có người vài ngày sau là sanh cũng có người 2 tuần sau mới sanh, lúc nàu do nhau bám cổ tử cung bong ra, mềm ra nên có chút máu hồng >>>> Dont Worry

Phần 2


3 giai đoạn chuẩn bị sanh:
1. Đau đều đặn >>>> cổ tử cung nở 10 cm
2. Cổ tử cung nở 10cm >>>>> sanh baby
3. Baby ra rồi đến nhau thai

Quan sát baby kick:
Khi thấy khoảng 4 tiếng mà hỏng thấy baby đá mẹ, thì nên nghỉ ngơi tuyệt đối để quan sát (không kho cá, nghe nhạc, rửa chén..... để tránh phân tâm), nếu quan sát mà thấy hỏng kick nữa thì nên vào bệnh viện, vì có thể nhau quấn nhiều vòng làm baby không có move được dẫn đến chuyển động yếu..>>> híc hic

Về việc viêm nhiễm của bà bầu
Nếu có dấu hiệu của sự viêm nhiễm như huyết trắng có mùi, ngứa ngáy (khó chịu quá) thì tùy theo mức độ mà BS sẽ xử lý.
Nếu nhẹ thì thôi (sẽ giải thích sau)
Nếu nặng sẽ cho đặt thuốc
Lúc thai được 36 tuần, tất cả các bà mẹ sẽ bị (hay được nhỉ) khám trong, cách thức làm giống như thử Pap Smear là quẹt chổ đó lấy chút..... đi xét nghiệm, mục đích là xem có viêm nhiễm không, vì cổ tử cung cần được sạch để khi bé ra, vi trùng có thể làm hỏng mắt bé, hay bé bị yếu phổi, vv và vv... Sở dĩ mà họ xét nghiệm tuần thứ 36 là vì nếu có viêm nhiễm thì họ có 2-4 tuần để trị.......
**********
Phần 3

Về các phương pháp giảm đau, khi cổ tử cung nở từ 0-7 phân

* PP1: cho hít cái ống (tên gì quên rồi) khi thấy mệt vì có cơn đau, hít vào, khi hết đau, bỏ ra
+ Giúp người mẹ giảm đau 0-30%
+ ảnh hưởng đến con là 0, Mẹ là 0

*PP2: chích thịt, khi cơn đau nhiều hơn
+ Giúp người mẹ giảm đau từ 30-60%
+ Ảnh hưởng đến con là 10%, Mẹ bị buồn ngủ (cứ như đi trên mây hay chích ma túy ấy)
Sau khi sinh, có thể bé sẽ còn thuốc mà mê ngủ, bác sĩ sẽ lấy tay khều khều, gãi gãi bé để nó thức và khóc lên (lúc này bé sử dụng phổi của nó để thở, chứ ở trong bụng mẹ thì phải thở nhờ người mẹ, hỏng có sử dụng phổi của nó), tuyệt đối không được đánh đít nó (ở tù chết) >>> BS ở VN hình như toàn tét vào đít bé thì phải (bỏ tù hết đi hen).

*PP3:Epidural ( hình như VN gọi là pp gây tê màng cứng gì đó (hỏng đúng đừng có ném đá)
+Phương pháp này giúp người mẹ giảm đau 100% (nghi ngờ quá hà)
+ ảnh hưởng đến con là 0% (là lá la)
+ Ảnh hưởng đến mẹ: có thể có: nếu có là nhức đầu, nhức lưng, nhưng chỉ trong vài ngày, bà mẹ nào thấy nhức mấy tuần mà đổ thừa là hỏng đúng >>>> bị đòn.

Các biện pháp trên sẽ do bác sĩ phối hợp với bà mẹ xem cơn đau như thế nào, tử cung nở bi nhiêu phân mà cho dùng, nhưng điều quan trọng là cổ tử cung không được phép nở quá 7 phân lý do là lúc đó phải để cho bà mẹ có cảm giác mà push con ra.

Có những bà mẹ tưởng mình ngon mà cố gắng chịu đựng cơn đau >>>>>>giai đoạn cuối kiệt sức không còn sức rặn nữa >>>>>hỏng tốt đâu nhé
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Re: Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Admin Tue May 17, 2011 11:55 am

Tiếp phần 5 các mẹ nhé (bạn ý vừa học về xong, công nhận là bên đó họ hướng dẫn kỹ thật đấy)

Các phương pháp sanh

1. Sanh thường (Vaginal Birth)

+ Giai đoạn 1: Đau bụng --------->> cổ tử cung nở 10cm (tùy người mà thời gian đau bụng có thể từ 2h-20h)
+ Giai đoạn 2: Cổ tử cung nở 10cm đến lúc baby ra (thời gian có thể từ 20 min - 2 hours)
Bs có thể rạch tầng sinh môn: mục đích là bé bị mệt hay ngừa để không bị rách vì nếu rách thì rách tùm lum hết,và khi rách thì rách thẳng xuống (giữa chỗ đi tiểu và đi tiêu ấy) sau này có thể bị són tiểu. Nếu cắt thì bs sẽ chọn chỗ nào dễ lành, bên trái hay bên phải đều tốt.......
Khi đầu của em bé ra được một nữa (1/2) thì người mẹ không được rặn (push) nữa vì em bé sẽ tự ra. Lúc này vai trò người cha (hay người vào đẻ cùng) rất quan trọng, có thể nhắc người vợ nên ngừng push. Vì lúc này, kêu bà mẹ ngừng rặn sẽ khó hơn là kêu rặn. Khi đầu em bé ra 1 nữa, bác sĩ sẽ xoay đầu em bé cho nó nghiêng vì vai bé rộng không nghiêng sẽ khó ra hơn. + Giai đoạn 3: baby ra rồi ........> 2 phút đến 1 h nhau sẽ ra.
Khi nhau ra, bác sĩ sẽ kiểm tra nhau, kiểm tra coi có đầy đủ không (???), vì nếu sau này bị sót nhau thì bs sẽ biết.
Nữ hộ sinh sẽ kiểm tra mỗi giờ 1 lần: tim đập của mẹ, của bé, huyết áp.......

2. Kẹp:
Bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn
Nếu trong quá trình push mà có problems, thì bs sẽ tiến hành kẹp cho baby ra. vì nếu để lâu bé sẽ bị ngợp. .
Bác sĩ sẽ khám coi đầu baby nằm như thế nào, phương pháp này cần sức người mẹ nặn 50%, kẹp 50%.
Đầu bé sẽ có 2 điểm (1 điểm gọi là kim cương, 1 cái gọi là tam giác, người ta thường nói đó là mỏ ác, >>>>>đến giờ mình mới biết mình có tới 2 cái mỏ ác, hihi). 2 điểm này của bé mềm chứ không cứng như người lớn, do đó nó có thể nằm chồng lên nhau, điểm này giải thích tại sao đầu bé khoảng 12-13cm mà cổ tử cung nở 10cm thôi mà bé có thể ra được, vì lúc này 2 điểm này chồng lên nhau, khi ra ngoài rồi thì nó sẽ phồng ra lại bình thường
Khi tay bác sĩ khám trong mà đụng vào điểm tam giác thì bé đang nằm sấp, nếu đụng vào điểm kim cương thì bé đang ngó lên trời..............>> bs biết nằm kiểu nào để biết cách nâng em bé

3. Hút:
Bác sĩ rạch tầng sinh môn.
Sức hút sẽ nhẹ hơn là pp kẹp, đầu em bé phải ra nhiều hơn khi kẹp, bs sẽ kiểm tra tim cho bé.

4. Sinh mổ:
Có 2 trường hợp
a. Mổ cấp cứu:
Tức là người mẹ vẫn đau bụng đẻ bình thường, trong quá trình sanh có problems gây nguy hiểm cho mẹ và bé nên bs phải mổ (cái này vừa đau đẻ vừa đau mổ đây)
Nguyên nhân:
Xương chậu mẹ bé so với đầu bé: khi SA lúc 36 tuần người ta sẽ coi thật kỹ, với lại từ 36-40 tuần bé phát triển rất nhanh nữa.
Có thắc mắc là Chiều cao và xương chậu nhỏ lớn có liên quan gì không, thực tế là không, nên mẹ nào hơi thấp cũng đừng lo, mà kích thước bàn chân có liên quan ít nhiều đến xương chậu, ví dụ người thấp và bà chân nhỏ >>>>>xương chậu nhỏ.....
Xương chậu nhỏ hay lớn có thể biết trước thông qua siêu âm
Mục đích của SA là: + Dự định ngày bé chào đời (EDD)
+ bé có bình thường không (mắt, mũi, tim, thận, phổi.......)
+ Xương chậu nhỏ hay lớn
+ Vị trí nhau bám
+ chuẩn đoán cân nặng bé .......
.................................................. ....................................

Giải thích thêm về vị trí nhau bám
Nhau nằm trên, nằm 2 bên: gọi là nhau cấy thấp độ 1
Nhau nằm thấp...............>>>> nhau cấy thấp độ 2
Nhau nằm rất thấp........>>>>> nhau cấy thấp độ 3, 4
Đặc điểm nhau cấy thấp: dễ ra huyết.....
Khi nhau bám thấp độ 2,3,4 >>>>>>>>>> mổ
Nhau sẽ không thay đổi vị trí bám

Tiếp theo nguyên nhân phải mổ cấp cứu nghen.
Do người mẹ bị bệnh, ví dụ như nhịp tim giảm
+ ra huyết: do nhau bóc sớm >>> mổ
+ Dây nhau thòng: nhau nằm trước đầu bé, dẫn đến nhau bị dẹp >>>>>> không có dưỡng khí

MỔ DỰ ĐỊNH (ĐÃ BIẾT TRƯỚC SẼ MỔ)
Nguyên nhân:
+ Xương chậu
+ Mẹ bị bệnh tật
+ Nhau cấy thấp
+ bé nằm ngược (ngôi mông): Nhưng không phải ngôi mông nào cũng mổ, nó chia làm 2 trường hợp
1. Chân nằm ở đâu???, nằm thế nào, nếu 2 chân co lại thì có thể sanh thường, khi bé ra tới đầu thì có thể dùng phương pháp kẹp để trợ giúp.
2. 1 chân thòng xuống dẫn đến nhau thòng >>>>>mổ
Tử cung người mẹ chia làm 2 phần: dạ trên (upperuterus) và dạ dưới.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Re: Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Admin Tue May 17, 2011 11:55 am

Phần 6: CÁCH THỞ, RẶN (PUSH) đê...... :5: :5: :5: :5: :5: :5: :5:

Giai đoạn 1: Fisrt Stage:

+ Đau bụng:
- Thở để giảm đau......hít chậm + sâu sau đó thở ra (có thể dùng dưỡng khí, có thể không)
- Khi tử cung nở đến 7cm thì không nên rặn nữa, lý do là rặn thì tử cung sẽ sưng lên, không nở nữa, lúc này nếu không nở nữa phải mổ nên rán nhịn đừng có rặn (panting)
Cách thớ để nín rặn thì: hít nhanh + cạn sau đó thở ra

Chú ý; không biết lúc đau quá có nhớ gì không nữa, mà hy vọng đừng có nhớ lộn nhe bà con :Laughing: :Laughing: :Laughing: :Laughing: :Laughing:


Giai đoạn 2: Second Stage:

Cách rặn: hít vào >>> nín thở + rặn khi không còn nín thở được thì thở ra (cái này hơi khó hiểu nên bà cô thở cho mình coi, bây giờ hỏng biết diễn tả luôn á.)

Khi nín thở thì làm tăng khí than (giản nở bắp thịt) + dùng sức >>> push đầu bé xuống. Các bà mẹ la lối um sùm vì đau thì không ích lợi gì vì sẽ bị hoảng và miệng thì mở ra, sau nín thở được. :Sad: :Sad: :Sad: :Sad:

Khi đầu bé ra được phân nữa thì nín rặn, bé sẽ tự ra khi có cơn co sau đó >>>>panting
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Re: Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Admin Tue May 17, 2011 11:56 am

Phần 7:

Chăm sóc hậu sản

1. Nghỉ ngơi
2. Dinh dưỡng

Cần ăn thịt, cá, trứng sữa
Rau cải, trái cây ......mấy cái này có chất Iron, ăn tốt vì mẹ mới sanh mất nhiều máu, còn trong trái cây có Calories giúp người mẹ có enegry (năng lượng) và tránh bị táo bón

Vì khi bé đè lên bàng quang thì có thể sau khi sinh hậu môn tạm ngưng làm việc (đình công :Laughing: :Laughing: :Laughing: ) dẫn đến bị táo bón, mà do kiêng cữ mà bà mẹ không ăn những chất này >>>>dễ bị bệnh trĩ sau này

3. Tập thể dục

4. Thải chất bã;

5. Vết thương (tầng sinh môn) phải giữ sạch và khô, bằng cách rữa nước ấm cho mau lành

Khi con khóc:

Lý do:

1. An toàn: do bé ở trong bụng mẹ rất an toàn, đã nghe tiếng quen thuộc của nhau, nay tiếp xúc với môi trường bên ngoài với nhiều âm thanh khác nhau dẫn đến khong quen mà khóc. Khi bé khóc, cần bế bé vào ngực, khi đó bé sẽ nghe tiếng tim đập của mẹ >>>>>>thấy quen thuộc như trở về mái nhà xưa vậy>>>> hết khóc.

Đừng lo là bé sẽ quen như vậy mà sau này gây khó cho mẹ, tháng đầu tiên bé không biết gì đâu, cần tập khi bé 2 tháng trở lên.

2. Thoải mái:
Cái này có nhiều nguyên nhân;

+ do ướt tả, dơ
+ nóng, lạnh: nhiệt độ lý tưởng là 22-28 độ, nên để ý là bé cần 1 lớp áo hơn so với mẹ, ví dụ như, mẹ mặc 2 áo thấy ok, thì bé cần 3 lớp áo. Lớp ngoài cùng nên là khăn quấn để khi thay đổi nhiệt độ, lúc bé ngủ mình có thể cỡi bớt 1 lớp mà không làm bé thức giấc
+ Đau bụng
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Re: Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Admin Tue May 17, 2011 11:56 am

Phần 8

CHO CON BÚ SỮA MẸ


Lợi ích:

Mẹ:

1. Trở về bình thường

+ Tử cung nhỏ nhanh
+ Tiêu hóa lớp mỡ nhanh

2. Giảm tỷ lệ ung thư ngực

Khi nhau ra, cơ thể tiết chất Prolactin để làm ra sữa, người phụ nữ trải qua nhiều giai đoạn, như dậy thì, có kinh, có thai làm ngực thay đổi không ngừng, ví dụ như (lại là ví dụ, hihi) có kinh ngực căng lên, không có thì xẹp xuống...) nên phụ nữ có ung thư thì ung thư ngực là thường nhất. Khi bà mẹ cho con bú sữa mẹ thì sẽ làm giảm tỷ lệ ung thư ngực.

3. Tiết kiệm

Tiền sữa giờ mắc quá, hihi, nêu cho con bú 1 năm đầu hoàn toàn bằng sữa mẹ thì cũng tiết kiệm được nhiều hé, để tiền đó, bỏ vào bank đi, sau đó gởi cho chuộtgà nhen :Laughing: :Laughing: :Laughing: :Laughing: :Laughing: :Laughing:

4. Giảm tỉ lệ bệnh kinh niên

Con:

1. Cung cấp kháng thể cho con: antihistamin, T cells

2. Công thức:

+ Enjymes >>> Neuvodevelopment
+ Fatty Acid: Neuotransimissing ( hỏng biết nhớ đúng không nữa) nhưng có thể giai thích là chất này cho bé có hiểu nhanh không (cùng đọc 2 cuốn sách, có khi 1 đứa hiểu, 1 đứa hỏng hiểu là vậy), phản ứng có nhanh nhẹn không, cử động nhanh

Công thức sữa mẹ sẽ khác nhau, nó thay đổi từ từ, như là sữa mẹ trong ngày đầu sẽ khác với tuần 1 khác với tháng 1

3. Không qua trung gian:

Con lấy sữa trực tiếp từ người mẹ.

Nếu mà sữa bottle milk (sữa bình) thì phải đi qua trung gian đại loại như:

Vắt sữa bò >>>>> ra xô >>> Bồn >>> Xe truck >>>> nhà máy >>> pha chế >>> đóng hộp >>> xe truck >>> ra tiệm >>> mua về >>>> pha sữa >>> baby

Nếu trong quá trình này mà có vấn đề gì ở khâu nào thì con mình sẽ lãnh đủ

Với lại khi cho uống sữa bình, thì sữa bình chia ra có 2 hay 3 loại
từ 0-6 tháng
Từ 6-12 tháng

Thử nghĩ chút nhen, bé 1 tháng cũng uống sữa từ 0-6 tháng mà bé 5 tháng cũng uống sữa có thì bé 1 tháng bao tử nó sẽ làm việc nhiều hơn, khó khăn hơn để tiêu hóa sữa hơn.

À, lúc mới sanh, bao tử của em bé rất bé (chắc bằng cục đạn keo, hihi) khi bé bú sữa mẹ nó sẽ biết cách stop khi nó no, vì khi nó no, bao tử to rồi, nó chỉ nút nút nhẹ chơi chơi thôi, mà nút nhẹ thì bú không có sữa. Còn cho bé bú bình, khi nút nhẹ thì sữa cũng có ra cho nó bú, mà bao tử của nó chỉ chứa khoảng 5ml là căng rồi, mà nó cứ nút bình hoài >>>>trẻ bú bình bú nhiều hơn nhu cầu của nó, bao tử căng hơn >>> thấy nó bụ bẩm vậy chứ hỏng tốt.

Hết rồi bounce
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu Empty Re: Quá trình sinh nở - đơn giản, dễ hiểu

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết