Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG V

Go down

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG V  Empty Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG V

Bài gửi by Admin Sun Jul 31, 2011 10:13 am

CHƯƠNG V
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG ĐỘ
A. TIẾT TẤU [ Rythme (Pháp), Rhythmus (La-tinh) ]
1. Khái niệm : Âm nhạc thuộc loại nghệ thuật
chuyển động trong thời gian, có âm thanh trước, âm thanh sau
nối tiếp nhau từ đầu bài cho đến cuối bài. Các âm thanh chuyển
động từ đầu bài cho đến cuối bài, không phải một cách lộn
xộn như trong một đám đông vô trật tự, mà có một sự sắp xếp
thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn khác nhau. Tiết tấu chính là sự sắp xếp các âm thanh ngắn dài khác nhau, thành từng nhóm nhỏ, nhóm lớn theo tình ý của người soạn nhạc.
Vì thế Platon đã định nghĩa : “Tiết tấu là sự sắp xếp
chuyển động”. Còn thánh Augustinô gọi “Tiết tấu là nghệ thuật
chuyển động khéo léo” (Ars bene movendi). Nhạc sĩ Vincent
d’Indy định nghĩa một cách khái quát hơn : “Tiết tấu là sự trật
tự và cân xứng trong không gian và thời gian” (le rythme est
l’ordre et la proportion dans le temps et l’espace).
2. Như vậy, tiết tấu là yếu tố xử lý trường độ của âm
thanh để tạo nên trật tự, ý nghĩa, sự hài hoà và sự sống cho
bản nhạc. Trong thanh nhạc (có lời ca), thì tiết tấu phải dựa trên ý nghĩa lời ca (xem TD 27, 28, 29, 30, 31). Trong khí nhạc
(không có lời ca) thì tiết tấu dựa trên tình ý của người soạn
nhạc, được thể hiện qua các ý nhạc chủ đạo (hoặc nhạc đề) và sự
khai triển các chủ đề đó theo nguyên tắc “biến đổi trong thuần
nhất” (La variété dans l’unité).
TD 33
[You must be registered and logged in to see this link.]
- Câu 1 và câu 3 tương tự nhau, khác nhau về tiết tấu : câu 3
được biến cải từ câu 1 tạo được “sự biến đổi trong
thuần nhất”.
- Câu 2 và câu 4 được lặp lại giống hệt nhau, củng cố tính thuần nhất của đoạn nhạc.
3. Bất cứ một chuyển động nào, dù ngắn hay dài, đều bao gồm hai thời điểm : đó là lúc khởi đầu lúc kết thúc.
Lúc khởi đầu là yếu tố động, đòi hỏi năng động, sức
mạnh, cường độ ; lúc kết thúc là yếu tố tĩnh, đòi hỏi sự nghỉ
ngơi, êm nhẹ, buông lỏng. Tiết tấu liên kết, pha trộn các yếu tố
này với nhau sao cho khéo léo, hợp với ý nghĩa lời ca hoặc hợp
với tình ý của chủ đề bản nhạc.
Vì thế có bản nhạc có tiết tấu hay, có bản nhạc có tiết
tấu kém, đó là do người soạn nhạc khéo hay không khéo sắp
xếp âm thanh lại với nhau.
4. Trong âm nhạc, lúc khởi đầu người ta gọi là nét vươn lên
hay là bước tiến (arsis), khi kết thúc thì gọi là chỗ
nghỉ ngơi hay là bước lui (thesis). Bước tiến được phác hoạ bằng cách nâng tay lên, bước lui bằng cách hạ tay xuống.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Như vậy tiết tấu nhỏ nhất gồm một bước tiến và một bước
lui : nhiều tiết tấu nhỏ liên kết lại thành tiết tấu vừa,
rồi tiết tấu lớn. Trong âm nhạc người ta thường gọi tiết tấu
mạch, tiết tấu chi, tiết tấu câu, tiết tấu đoạn, tiết tấu bài.
5. Trong bản nhạc, các bước tiến, bước lui không nhất thiết
có trường độ bằng nhau. Trong nhạc Bình ca, người ta dùng
khi thì bước 2, khi thì bước 3 (bây giờ gọi là phách kép 2
tương đương với loại nhịp 2/8, và phách kép 3 tương đương với
loại nhịp 3/Cool pha trộn khác nhau tuỳ theo lời ca hoặc tâm tình
của tác giả, người ta gọi đó là loại tiết tấu khoáng đạt
(xem bài Jésus dulcis : TD 34). (Trong nhạc mới, biết dùng pha
trộn loại nhịp 2 phách với loại nhịp 3 phách một cách thường
xuyên, thì cũng gọi đó là tiết tấu khoáng đạt).
TD 34 : Jésus Dulcis (tiết tấu khoáng đạt của nhạc Bình ca).
[You must be registered and logged in to see this link.]
Trước thế kỷ 17 chưa có vạch nhịp như bây giờ. Các bước nối
tiếp nhau được phân chia thành từng nhóm khác nhau nhờ các
vạch ngắn, vạch nửa, vạch trọn, vạch đôi : vạch ngắn thường
để phân mạch nhạc, vạch nửa để phân chi nhạc, vạch trọn để phân câu nhạc, vạch đôi để phân đoạn nhạc hoặc bài nhạc.
TD 35
[You must be registered and logged in to see this link.]

Sau này, để cho tiện nhìn, người ta thêm các vạch trọn vào trước chỗ hạ xuống
(trước bước lui) của các nhóm tiết tấu nhỏ nhất. Từ đó phát
sinh ra các ô nhịp, nhưng các ô nhịp ấy không nhất thiết đều
nhau.
6. Khi tiết tấu gồm những bước tiến bước lui đều nhau từ đầu đến cuối, người ta có thể chia thành những phần trường độ đều nhau (gọi là ô nhịp đều nhau) và ta gọi đó là tiết tấu đều đặn
hay tiết tấu chia đều (le rythme mesuré). Trường độ âm thanh
trong ô nhịp được xác định bằng một phân số chỉ loại nhịp ghi ở
đâu bài. (Thí dụ : 2/4 — mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách tương
đường một dấu đen).
7. Loại tiết tấu đều đặn còn được chia ra hai loại khác : đó là tiết tấu bình thường và tiết tấu bất thường.
7.1 Tiết tấu bình thường là tiết tấu gồm các bước hoặc các phách có trường độ đều nhau.
TD 36
[You must be registered and logged in to see this link.]
7.2 Tiết tấu bất thường là tiết tấu trong đó các bước
hoặc phách ngắn dài, sớm muộn khác nhau (gọi là đảo phách) hoặc
tiết tấu trong đó thiếu hụt các phần đầu bước hoặc đầu nhịp
(nghịch phách). Trong thực tế, nghịch phách là một loại đảo
phách mà trong đó phần phách bất thường thay vì ngân dài thì
được thay thế bằng dấu lặng.
TD 37 : Đảo phách (Syncope)
[You must be registered and logged in to see this link.]

TD 38 : Nghịch phách (Contre-temps)
[You must be registered and logged in to see this link.]
7.3 Ngoài ra còn những hình thức tiết tấu bất thường khác, thường gặp trong Dân ca và cổ nhạc Việt Nam :
[You must be registered and logged in to see this link.]


8. Tóm lại, tiết tấu là linh hồn đem lại sức sống cho giai
điệu. “Ai cũng cảm nghiệm được tiết tấu : rất nhiều người
không biết hoà âm, một số người không biết giai điệu, nhưng
không ai là không biết tiết tấu”. Chính tiết tấu xử lý trường độ
âm thanh, tạo nên những bước tiến bước lui gợi ý cường độ cho
âm thanh, làm cho các âm thanh nối kết với nhau có ý nghĩa. Do
đó diễn tấu một bản nhạc có hồn hay không là do ta có biết diễn tấu cường độ do tiết tấu gợi ý cho ta hay không. Ngược lại, nếu ta cứ phách đầu mạnh, phách sau nhẹ … như người ta thường dạy, thì việc diễn tấu sẽ trở nên máy móc, thiếu tâm tình, tức là thiếu cái hồn của âm nhạc.
B. TIẾT NHỊP
1. Trong số 8 chương II, chúng ta đã biết phách là đơn vị thời gian trong âm nhạc. Nhờ phách
mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời
gian, giống như các bước chân chuyển động trong không gian. Có
loại phách chia chẵn cho 2. Có loại phách chia chẵn cho 3.
2. Khi tiết tấu gồm toàn những phách đều nhau và cùng loại,
người ta có thể chia tiết tấu chung ra thành từng phần
nhỏ đều nhau bằng các vạch nhịp, tạo thành những ô nhịp. Phần tiết tấu được chia đều trong các ô nhịp là tiết nhịp.
Để chỉ rõ mỗi tiết nhịp có bao nhiêu phách, mỗi phách trường
độ ra sao, thì người ta ghi ở đầu đoạn nhạc một phân số gọi là
số tiết nhịp (hoặc số nhịp). (Người ta thường gọi ô nhịp thay
thế cho tiết nhịp, nhưng khi gọi tiết nhịp thì ta chú trọng đến
phần tiết tấu nằm trong ô nhịp, tức chú trọng đến âm hình tiết
tấu nằm trong mỗi ô nhịp). Nhìn vào số nhịp, ta có thể nhận
ra được loại nhịp.
3. Có hai loại nhịp chính đó là loại nhịp chia 2 và loại nhịp chia 3.
3.1. Loại nhịp chia 2 (còn gọi là nhịp nhị phân, hay loại
nhịp đơn) là loại nhịp trong đó mỗi phách có thể chia nhỏ ra
thành 2 phần đều nhau.
3.2. Loại nhịp chia 3 (còn gọi là loại nhịp tam phân hay
loại nhịp kép) là loại nhịp trong đó mỗi phách có thể chia
nhỏ ra thành 3 phần đều nhau.
A. CÁC LOẠI NHỊP CHIA 2
B. CÁC LOẠI NHỊP CHIA 3
3.3. Nhận xét :
Các loại nhịp thường dùng là 2/4, 3/4, 4/4 hay c, 2/2 hay C, 2/8, 3/8, 6/4, 6/8, 9/8.
Các loại nhịp chia 3 dùng các hình dạng dấu nhạc có chấm
Các loại nhịp chia 2 có tử số từ 2 – 3 – 4, còn các loại nhịp chia 3 có tử số lớn hơn 4, tức là 6, 9, 12.
3.4. Ngoài ra người ta còn dùng loại nhịp hỗn hợïp, nghĩa là kết hợp 2 hoặc 3 loại nhịp cùng loại với nhau.
Chẳng hạn :
Sự luân phiên các nhịp 2/4, 3/4 có khi thay đổi không đều
đặn, lúc đó người ta có thể dùng những dấu chấm để phân
chia các loại nhịp như :
4. Trong khi học xướng âm, để đánh dấu sự chuyển động
của các phách, các bước đi, người ta dùng tay gõ xuống ở mỗi
phách. Nếu là phách chia 2 thì gồm một cái gõ xuống và một cái
nâng lên ( ) . Nếu là phách chia 3 thì gồm một cái gõ
xuống, một cái đưa ngang ra và một cái nâng lên (
).
TD 40
5. Còn khi điều khiển việc trình tấu một bản nhạc, người ta dùng tay mặt hoặc cả hai tay để vừa xác định nhịp độ của bản nhạc, vừa phác hoạ sự chuyển động của các phách, lại vừa diễn tả cường độ, sắc thái âm thanh. Sau đây là một số sơ đồ của các tiết nhịp cơ bản thường gặp (của tay phải), khi diễn tả liền tiếng :


Ghi chú :
Phách đầu thường có hướng đi xuống, phách cuối thường có
hướng đi lên. Trong mỗi phách đều có phần xuống và phần lên,
nối kết lại ta có một đường vòng cung mà chỗ thấp nhất là
chỗ bắt đầu của âm thành.
Khi diễn tả rời tiếng : các đường phác hoạ sẽ
gãy gọn hơn, càng mạnh thì cử chỉ tay càng nẩy hơn. Sau đây là
sơ đồ hết sức thô sơ để nhớ hướng đi chính của mỗi phách :
6. Tiết điệu (nhịp điệu hoặc điệu nhạc) : là một công
thức tiết tấu dựa trên một loại tiếp nhịp nhất định nào đó,
thường được dùng để đệm bằng nhạc khí, thí dụ nhịp điệu Marche,
Fox, Valse, Boston, Rumba, Chachacha, Boléro, Tango, Slow,
Twist, Surf …
TD 41 : (Một số tiết điệu cho đàn Guitare)
Có một số loại nhạc như hành khúc, vũ nhạc, gắn liền với
những tiết điệu nhất định. Còn những loại nhạc khác không
nhất thiết gắn liền với một tiết điệu nào (chẳng hạn các bài
thánh ca), thì có thể có nhiều cách để đệm khác nhau, không nên
loại bài hát nào cũng đem vũ điệu vào mà đệm.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết