Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG III

Go down

Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG III  Empty Nhạc Lý Căn Bản-CHƯƠNG III

Bài gửi by Admin Sun Jul 31, 2011 10:11 am

CHƯƠNG III
KÝ HIỆU ÂM NHẠC LIÊN QUAN ĐẾN CƯỜNG ĐỘ
1. Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là
Pianissimo (pp) : Rất nhẹ
Piano (p) : Nhẹ
Mezzo-Forte (mf) : Mạnh vừa
Forte (f) : Mạnh
Fortissimo (ff) : Rất mạnh
Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh

2. Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường :
Crescendo (Cresc.) : Mạnh dần lên
Decrescendo (decresc.) : Nhẹ dần lại
Diminuendo (dim.) : Bớt lại
Morendo (mor.)
: Lịm dần (thường dùng cuối đoạn,
cuối bài)
Smorzando (Smor.) : Tắt dần
Subito forte (Sf.)
: Mạnh đột ngột
Sforzando (Sfz.)
: Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ
ngay (fp)
Marcato (>) : Mạnh mà rời
[You must be registered and logged in to see this link.]
Staccato (dấu
chấm trên dấu nhạc) : Nhẹ mà
rời
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sostenuto (gạch ngang
trên dấu nhạc) : Cẩn trọng, nâng niu
(pfp)
[You must be registered and logged in to see this link.]
Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ
Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng
Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc
nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng
chữ Legato (liền tiếng, liền giọng).

3.Phân loại cường độ:
Có 2 cách phân định cường độ
3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước
theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ", mà không
cần để ý đến giai điệu cũng như ý nghĩa của nó.
Cụ thể -trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ
-trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ;
-trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách
3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Loại cường độ nầy thường dùng cho
nhạc vũ đạo, quân hành, sinh hoạt, có tính cách bình dân
đaị chúng, hoặc dùng cho người mới học nhạc để
tập luyện giữ đúng nhịp. Nó có tính cách máy móc vì không
để ý đến ý nghĩa của bài nhạc.
3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca
gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc.
Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ
sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng
câu, từng đoạn, từng bài nhạc.

4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ
thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ,
từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của
tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay
không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạndựa trên ý nghĩa lời ca
để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố
chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát
có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc,
đúng nơi. Chúng ta không nên dùng cách diễn tấu máy móc của
các loại nhạc vũ,nhạc quân hành, nhạc sinh hoạt để diễn tấu
các loại nhạc khác, đòi hỏi mức thưởng ngoạn cao hơn.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết