Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)

Go down

Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) Empty Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1)

Bài gửi by Admin Tue May 10, 2011 5:16 pm

BDV
news] Với sự phát triển của các hệ thống phòng không trong chiến tranh
hiện đại, kỹ thuật chế áp phòng không cũng có những tiến bộ vượt bậc
nhằm đảm bảo "bầu trời sạch" cho lực lượng không quân tác chiến.


Các
cuộc chiến tranh gần đây trên thế giới là minh chứng rõ ràng nhất cho
ưu thế của tác chiến đường không trong chiến tranh hiện đại.


Việc sử dụng các máy bay chiến đấu với nhiều tính năng ưu việt mang lại
khả năng kỳ diệu cho các quốc gia tấn công: có thể triển khai lực lượng
quân sự, gồm cả phương tiện cơ giới vào chiến trường trong thời gian
tính bằng giờ; hoặc chí ít là tấn công chính xác các mục tiêu trọng yếu
từ tầm xa trong thời gian ngắn hoặc hỗ trợ hữu hiệu cho lục quân từ trên
không...


Theo thời gian, hệ thống phòng không ngày càng phát triển với nhiều
chủng loại: các hệ thống phòng không tầm xa, tầm trung, hệ thống phản
ứng nhanh tầm gần... với khả năng tiêu diệt mục tiêu đường không cực
lớn, đặc biệt khi chúng được sử dụng kết hợp với nhau qua mạng lưới chia
sẻ thông tin. Vì lẽ đó, nhiệm vụ quan trọng cho không quân là chế áp
các tổ hợp phòng không của đối phương, tạo hành lang an toàn để thực
hiện nhiệm vụ tiếp sau, thường được gọi là S/DEAD (Supression/
Destruction of Enemy Air Defense).



Thời kỳ đầu phát triển


Các chiến thuật S/DEAD manh nha hình thành từ Thế chiến thứ hai khi các
loại máy bay chiến đấu được sử dụng phổ biến. Thời kỳ đó, hệ thống phòng
không trong giai đoạn sơ khai, chủ yếu bằng các loại pháo, súng máy
phòng không ngắm bắn bằng mắt thường nên SEAD/DEAD chưa hình thành rõ
rệt, chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng ném bom rơi tự do của những phi công
giỏi.


Cuộc chiến thật sự giữa máy bay áp chế đường không và hệ thống phòng
không chính thức bắt đầu trên quy mô lớn trong chiến tranh Việt Nam,
giữa các phi công Mỹ và Quân đội Nhân dân Việt Nam (người Mỹ gọi là NVA -
North Vietnamese Army).


Cuộc chiến khốc liệt giữa hệ thống tên lửa phòng không SAM-2 (S-75
Dvina), máy bay F-105, A-4, A-6 và tên lửa chống ra đa phòng không
AGM-45 Shrike - là loại tên lửa diệt radar bị động. Khi phát hiện ra
sóng ra đa phòng không đối phương, phi công sẽ "khóa" mục tiêu và phóng
tên lửa. Khoảng cách từ tầm phóng xa nhất (25km) đến mục tiêu (ra đa
phòng không) là 50 giây, trong suốt khoảng thời gian đó, để đảm bảo tên
lửa trúng đích, ra đa phải liên tục phát sóng.


Kinh nghiệm thu được từ cuộc chiến đã giúp giới quân sự phát triển nhiều kỹ thuật phòng không và áp chế đường không sau này.



Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) KHCN-SEAD1-02
Tên lửa chống ra đa AGM-45 Shrike được phóng từ máy bay A-4 Skyhawk.


Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) KHCN-SEAD1-03
Tên lửa SA-2 (S-75 Dvina), vũ khí phòng không mạnh nhất của QĐND Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Tuấn Linh



Kỹ thuật áp chế phòng không đương đại.


Vào tháng 11/2009, không lực hải quân Mỹ chính thức bước được một bước
tiến dài trong năng lực áp chế đường không: Bộ Quốc phòng Mỹ ký quyết
định sản xuất hàng loạt máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler.


Hiện, không quân hải quân Mỹ đã nhận được 17 máy bay loại này và sẽ nhận tiếp 85 chiếc trong tương lai.


Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) KHCN-SEAD1-01
Máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler hứa hẹn sẽ đem lại sức mạnh mới cho khả năng chế áp phòng không của hải quân Mỹ

Mỹ hy vọng, với loại máy bay mới, họ sẽ đối phó được với các chiến thuật
mới của hệ thống phòng không hiện đại là kỹ thuật “tắt” và “kết nối”.


Kỹ thuật S/DEAD tiêu diệt “mềm” (gây nhiễu) hay cứng (chủ động tiêu diệt
ra đa) đều kém hiệu quả khi gặp phải chiến thuật “tắt” của trắc thủ ra
đa đối phương.


Những radar dẫn bắn chỉ được bật lên trong một thời gian ngắn khi nhận
được thông tin về mục tiêu và được tắt đi ngay sau khi tên lửa phòng
không nhận dạng mục tiêu.


Kỹ thuật này khiến tên lửa chống ra đa mất khả năng “khóa” mục tiêu và
công kích trượt. Đây không phải kỹ thuật cũ và không phức tạp, nhưng đã
phát huy hiệu quả trong chiến tranh Việt Nam, Iraq hay Balkan.Chèn nội
dung box vào đây


Ngày nay, các hệ thống phòng không hiện đại được xây dựng dưới dạng mạng
lưới. Qua đó, thông tin thu thập được qua ra đa hay trinh sát quang học
thông thường đều có thể chia sẻ cho khẩu đội phòng không với tốc độ cao
qua mạng lưới datalink.


Điều này cho thấy, việc tiêu diệt một vài hệ thống ra đa để đánh quỵ khả
năng phòng không của quân địch ngay từ loạt đạn đầu gần như không thể
thực hiện.


Nhất là tên lửa phòng không có thể được dẫn bắn từ một hay nhiều ra đa đặt cách xa nó.


Sự kết hợp của chiến thuật bật tắt ra đa hợp lý, những hệ thống phòng
không được kết nối với nhau sử dụng tín hiệu số kép cùng những dàn tên
lửa phòng không tầm xa cơ động (như S-300 PMU (SA-10 “Grumble”), S-300V
(SA-12 Giant) hay S-400 Triumf (SA-21 Gargoyle)) và chiến thuật “Shoot
and scoot” - bắn và chạy đã biến nhiệm vụ S/DEAD thành cơn ác mộng cho
các phi công.


Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) KHCN-SEAD1-04
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 PMU với tầm bắn xa, độ chính
xác cao và sức cơ động lớn là cơn ác mộng của mọi phi công thực hiện
nhiệm vụ S/DEAD.


Để đối phó với những khó khăn này, hệ thống AN/ASQ-213 R7 HARM (High
speed Anti Radiation Missile - Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao)
Targeting System (HTS - Hệ thống định vị mục tiêu cho HARM) có khả năng
chống lại chiến thuật “bật - tắt” ra đa bằng cách xác định và ghi nhớ vị
trí các dàn ra đa ngay khi chúng được bật và chuyển sang chế độ tác
chiến bằng định vị GPS khi mất tín hiệu.


Loại tên lửa được sử dụng chính cho hệ thống AN/ASQ-213 R7 là tên lửa
AGM-88 HARM. Từ khi được giới thiệu vào thời điểm giữa những năm 1980,
AGM-88 đã rất nhiều lần ghi điểm.


AGM-88 HARM là loại tên lửa chống ra đa hàng đầu thế giới nhưng giá thành lại rất đắt đỏ.


Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 1) KHCN-SEAD1-05
Tên lửa diệt radar AGM-88 HARM, mặc dù có hiệu suất khá cao nhưng giá thành của chúng khiến không phải ai cũng chấp nhận được.
Trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”, Mỹ đã dùng 500 quả tên lửa AGM-88
HARM (chiếm 1/10 tổng số được trang bị). Với giá thành lên tới 200.000
USD/quả; chiến thuật này nhanh chóng vét sạch kho dự trữ tên lửa. Do đó,
trong tương lai, nó sẽ được thay thế bằng chiến thuật khác hiệu quả
hơn.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết