Cái kho của thế giới mạng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Pro seo and win-win cooperation

Go down

Pro seo and win-win cooperation Empty Pro seo and win-win cooperation

Bài gửi by Admin Sat Jun 18, 2011 9:21 pm

Không có con số thống kế chính thức nhưng qua thời gian sinh hoạt tại các diễn đàn công nghệ, online marketing…, mình nhận thấy gần đây số người làm SEO tăng lên khá nhanh. Tuy nhiên không phải ai cũng thành công với lĩnh vực mang đầy tính cạnh tranh này. Một sô câu hỏi đặt ra như làm sao để thành công trong SEO? Làm sao để kiếm được nhiều khách hàng thông qua các phương pháp SEO? Làm sao để website mình luôn đứng trên đối thủ?
Khái niệm PRO SEO hay không, tức SEO chuyên nghiệp hay không cũng chỉ mang tính chất tương đối. Tùy vào những suy nghĩ vào những thời điểm khác nhau mà từng người sẽ có những nhận định riêng về vấn đề này. Tuy nhiên với kinh nghiệm nhiều năm làm SEO và cũng gặp rất nhiều người trong cùng lĩnh vực, tác giả bài viết xin mạo mụi trình bày một số quan điểm riêng: “Làm sao để trở thành PRO SEO?”
Đầu tiên, khi nhắc đến PRO SEO mọi người sẽ ngầm tưởng rằng họ có rất nhiều kiến thức trong SEO. Hầu như khi đề cập bất cứ vấn đề gì về SEO, họ đều biết và trả lời trôi chảy. Tuy nhiên, biết nhiều kiến thức trong SEO chưa thể gọi là PRO SEO. Tại sao lại như vậy? Vì PRO SEO được đánh giá trên những kết quả mà họ đạt được chứ không phải những gì mà họ nói được. Nói thì dễ, mà để làm được là hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau.
Điều thứ hai, người làm SEO khi nâng hạng thành công những từ khóa khó, từ khóa cạnh tranh ví dụ như keyword: weight loss, seo, travel, thiết kế website … có thể gọi là PRO SEO? Về mặt nào đó có thể nói họ là những người SEO giỏi ứng với từ khóa đó, nhưng không đồng nghĩa họ là PRO SEO. Vì một newbie bình thường, khi được cung cấp đầy đủ điều kiện để phát triển từ khóa vẫn có thể ung dung lên top mà không cần phải bỏ ra nhiều công sức.
Điều thứ ba, người làm SEO có thể kéo được một lượng khách truy cập lớn vào website nhờ các phương pháp SEO có thể gọi là PRO SEO? vấn đề này hoàn toàn phụ thuộc vào cái cách mà bạn suy nghĩ ngay khi bắt đầu thực hiện SEO. Nếu bạn nghĩ rằng SEO để nhiều người biết tới, SEO để quảng bá website thì bạn mới chỉ đạt được 50% công lực của người làm SEO chân chính.
Vậy, như thế nào mới gọi là PRO SEO?

Bây giờ chúng ta mới thực sự đi vào vấn đề chính. Yếu tố đầu tiên để trở thành một PRO SEO là không tập trung đánh một hai từ khóa, mà phải đánh toàn diện, đánh tổng lực vào những từ khóa có ít người tìm kiếm nhưng khả năng mang lại khách hàng tiềm năng cao.
Đối với người PRO SEO, họ sẽ quan tâm đến tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) hơn là số traffic mang lại. Nếu SEO từ khóa tốt nhưng số lượng khách hàng liên hệ không nhiều để bù đắp vào phần công sức họ đã bỏ ra thì SEO hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Điều này ám chỉ rằng, PRO SEO là những người có tầm nhìn chiến lược, họ biết làm cách nào để thu hút mọi người vào website và khéo léo lèo lái khách truy cập trở thành những khách hàng thực sự.
Đồng thời, người PRO SEO sẽ không làm chủ một cái giếng, họ muốn làm chủ bầu trời. Do đó, nếu được lựa chọn hình ảnh của một con ếch và một con chim, các PRO SEO sẽ luôn muốn cất đôi cánh của loài chim để tung bay trên bầu trời rộng lớn. Đó là lý do giải thích tại sao nhiều người làm SEO một thời gian thường có xu hướng nâng cấp level lên một tầm cao hơn đó là online marketing nhưng vẫn mang theo trong mình những đặc trưng SEO cơ bản.

Pro hay chuyên nghiệp là một khái niệm khá rộng, vì quá rộng nên mỗi người nói một khía cạnh khác nhau giống như thầy bói xem voi.
Tôi cũng xin mạn phép bàn về một vài cái đuôi, cái chân của con voi này.
1. Trình độ
Mộ SEOer pro phải là người có một trình độ nhất định, có thể anh ta không nhất thiết phải có một thanh công cụ SEO thể nhưng cần phải có những hiểu biết sâu sắc và rộng về lĩnh vực của mình. Để trở thành SEOer pro tất cả chúng ta đều phải không ngừng học hỏi, đó là lý do tại sao TGS ra đời. TGS ra đời là để nhiều SEOer trở thành SEOer pro hơn.
2. Bí quyết
Chẳng có một tổ chức, cá nhân nào thành công mà không có bí quyết. Mọi người cần tôn trọng những bí mật này vì nếu bí quyết mà tất cả đều biết thì không còn là bí quyết nữa. Bí quyết không phải là thứ có thể chia sẻ vì nó quyết định sự tồn vong của tổ chức, sự nghiệp cá nhân. Trong những bài viết của các bạn trong thread này có nhiều người nhầm lẫn sự chia sẻ và việc phải biết được bí quyết. Chia sẻ là sự tự nguyện giúp đỡ người người khác, nhưng khi ai đó đòi hỏi sự tự giác này thì đó là sự lạm dụng giống như “Ăn mày còn đòi xôi gấc”.
3. Chia sẻ
Trong thời đại Internet chẳng có một bí quyết nào tồn tại được lâu, những vấn đề hôm nay có thể là bí quyết của bạn ngày mai tất cả đã biết rồi. Vấn đề giữ bí quyết chỉ là giữ trong bao lâu, như luật bản quyền của nước ngoài họ cũng không bao giờ giữ vĩnh viễn một phát minh nào đó họ chỉ giữ trong một thời hạn đủ để bảo vệ cho người phát minh có thể thu hồi vốn đầu tư và có lãi cho công sức tìm tòi sáng tạo của mình. Nếu bạn có bí quyết bạn hãy dùng nó để kiếm tiền, nhưng khi nào cảm thấy đã đủ (đây là cảm giác cá nhân của từng người) hãy chia sẻ với người khác vì không sớm thì muộn họ cũng biết, chia sẻ sớm hơn sẽ giúp ích cho mọi người và cũng giúp ích cho bạn
4. Cạnh tranh
Về nguyên tắc thì kiểu gì bạn cũng sẽ có đối thủ cạnh tranh. Cảm giác phải cạnh tranh rất khó chịu nhưng nó là cách để tất cả chúng ta cùng tiến lên, có cạnh tranh mới có phát triển. Qua cạnh tranh bạn sẽ học được nhiều điều từ đối thủ, phát triển hết khả năng của mình và sáng tạo ra nhiều chiêu mới để cạnh tranh. Đối xử với đối thủ cạnh tranh PRO là cách như các cầu thủ bóng đá bắt tay nhau mỗi khi ra sân nhưng đá hết mình trong trận và sau trận đấu dù thắng hay thua lại bắt tay nhau thân thiện.
5. Hợp tác
Hợp tác không phải là khẩu hiệu xã giao trong các bữa nhậu mà là cách để chúng ta bắt được con cá to hơn. Người Việt Nam chúng ta quen sống trong lũy tre làng nên tư duy chỉ là kiếm vài con tôm con tép bé nhỏ trong cái ao làng, với những con cá nhỏ đó thì chả cần phải hợp tác cũng bắt được. Ao làng thì bé nhỏ mà số người bắt cá lại đông, không sớm thì muộn kiểu gì cũng dẫn tới cạnh tranh, hết phá giá rồi lại đến chửi bới nhau. Kết quả là miếng cá của chúng ta càng ngày càng nhỏ đi.
Hãy đứng trên nóc tòa nhà Kengnam để nhìn xa hơn cái lũy tre làng của chúng ta một chút thì chúng ta sẽ thấy ngư dân Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ họ chung sức đóng những con tàu đánh cá to lớn để ra biển khơi đánh được những con cá ngừ đại dương to lớn với giá cao gấp 100 – 1000 giá của những con cá bé nhỏ chúng ta đang tranh nhau trong ao. Dù họ có chia nhau cho 10 người thì thu nhập của chọ vẫn gấp cả chục lần so với chúng ta, họ đem phần cá về ngồi uống bia và ngồi xem chúng ta đang tranh nhau vài con cá Rô phi nhỏ mà cười vào mũi chúng ta là những thằng ngu, chỉ biết tranh nhau những con cá nhỏ không biết đường đoàn kết lại mà kiếm con cá to.
Vậy đấy, hợp tác không phải có lợi cho một bên nào cả mà nó có lợi cho cả 2 bên (win – win). Chỉ có hợp tác chúng ta mới kiếm được những khoản tiền to, chỉ hợp tác chúng ta mới cải thiện được thu nhập và cũng chỉ hợp tác lại chúng ta mới ngẩng mặt lên được.
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 985
Points : 2798
Danh tiếng : 0
Join date : 13/03/2011

https://chobe.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết